Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Bài Đăng tháng 11 năm 2010


......
Đầu tiên là Qùynh Như, con bé cười toét hết cở,lăng xăng phụ xách đồ, mà nó bé quá . Cái miệng rôm rã nó lăng xăng ríu rít, còn cô T. đâu cô? [(smile)]
Sắp xếp xong, sang phòng nhóm lớn. Tụi nhỏ ào túm thật dễ thương, ngồi cùng chơi và trò chuyện với lũ nhỏ thật vui. Đồ chơi cho tụi nhỏ thấy đã cũ mèm hết và có lẽ sự háo hức với đồ chơi mới được tụi nhỏ ao ước kể vanh vách khá dễ thương... Con thấy trên tivi! Chúng tíu ta tíu tít méc chuyện này, chuyện kia. Huy Anh ốm đi nhiều, thằng bé hôm qua làm hướng dẫn cho cô khắp nhà. Nhóc cũng thật dễ thương và rất kỷ luật":Cô vào đi con chơi bên ngoài." Nhoẻn cười vào với lớp chỉ vài học sinh lớp này nhưng cô giáo phải dạy riêng từng chương trình. Có bé học lớp 4, lớp 3, 2 và 1. Trông tụi nhỏ có vẻ tiếp thu rất chậm nhưng thương một điều là các bé chịu học, dù chẳng đồng phục chẳng bạn bè, chẳng trống trường nhưng vẫn thấy cái lớp học đầy tình thương và sự cần mẫn của cô giáo trẻ. Thêm điều cụ thể để sắp xếp dự định cho kỳ tới.
Huy Anh đưa cô đến nhóm trẻ đang bị sốt siêu vi phải cách ly. Để bé bên ngoài tôi vào khu riêng ngoặt ngoẹo tiếng khóc của nhiều trẻ từ 6 đến 10 tháng tuổi. Tôi thấy bảo mẫu đang bế các bé vội để túi tôi ngồi xà xuống ôm bế con vào lòng, bật tiếng hò ru. Tiếng ru như một phản xạ và lạ kỳ bọn trẻ bỗng thôi khóc. Tôi không hiểu hết cảm xúc lúc đó, có lẽ đó là một chút thiên chức bản năng của người phụ nữ nếu được làm mẹ chăng? Tôi thấy mình cũng giống một bà mẹ khi cho bé bú sữa. Thương bé gái bị úng não mà không thể mổ, bé sống cuộc đời thực vật, mới 10 tháng tuổi hơn. Tiến thì còn nhận thức được khi gọi nhưng không ngồi được chỉ biết trở lật và nằm nghiêng. Những khuôn mặt ngây ngô, dễ thương, những khuôn mặt mà số phận chưa một ngày kịp gieo vào đời oan trái đã phải gánh oan khiên. Chắc chắn một điều là mình sẽ đến đây nhiều hơn một ngày, một buổi. Thương.

Huy Anh lại toe toét cái hàm răng trụi, tay nắm tay dẫn cô đi tiếp. Về nhóm có Nhàn, Trà, Phát, Hải, ...thấy vắng mấy bé thì ra là bảo mẫu đưa đi tái khám Thành Phố. Kỳ này nhóm này tụi nhỏ có vẻ không khỏe lắm, cái dịch sốt làm cả Trại đang lo lắng, may mà đợt này tình nguyện viên cũng tập trung nên cũng đỡ. Loay hoay nơi bếp cùng chuẩn bị cho tụi nhỏ phần ăn tươm tất một chút, Đã đến nhiều lần nhưng cứ nhìn tụi nhỏ ăn ngon lành, cười vui, nói bí bô thì thấy lần nào cũng vậy _cuộc đời này có những điều bình thường với người này thì quý hóa đối với người khác _tôi vẫn thấy xốn xốn trong lòng. Có bé ăn cũng rất khó khăn, Hoài Phương thì tâm sự mà mình và bạn có lúc cũng đã phải im lặng nhìn nhau... Nhóc cứ cuối gầm mặt xuống mà nói :".Con nhớ ba mẹ nhưng con không nhớ mặt nữa .. ba mẹ bỏ con cô ơi, con còn có em nữa!" sợ nhóc buồn hơn nên phải giải thích cho nhóc hiểu bằng một lý do nào đó thấy hợp lý với tuổi non nớt của nhóc... .Vẫn cứ là điều ước nguyện được có một Gia Đình . Gia đình!!! Gia Đình !!!..như trong bài hát "Ba ngọn nến lung linh".
Bữa cơm chiều nên giòn tan và vui trọn vẹn khi thấy bánh kem tụi nhỏ lại hát "Happy Birthday" làm mình và bạn quá đỗi vui và cả ngạc nhiên lý thú nữa.
Tụi nhỏ đã rất vui và biết nói lời cám ơn. Buổi chiều khép lại trong lưu luyến. Tôi thấy mình vui và thấy nhẹ nhàng khi chơi với bọn trẻ. Ở đó con người không vội vã lướt qua những ganh đua đời thường. Tôi thấy lòng thanh thản không vướng bận chuyện đâu đâu. Trẻ hé mở câu chuyện về đời đáng trân trọng dù đời người lận đận từ thuở ấu thơ như thế này đây.
(Thanh Bửu)

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Thương Lắm Những Mảnh Đời


Bước chân vào cánh cửa lững chặn ngang chân cầu thang lối vào phòng của các bé , chân chưa vào đến cửa tôi nghe tiếng "A..a...a..."và bước chân lúp xúp đôi tay dang rộng ,tôi ngồi khụy xuống ôm "con" vào lòng.Con vẫn cứ "a...a...a.."không tròn vành rõ chữ , con chỉ ú...ớ vậy thôi. Là con ghì chặt lấy tôi mừng rỡ , ngọng ngịu tíu tít a...a.........a.như đón mẹ đi chợ về có cái quà cho con.Tôi ngấn nước mắt ,lòng bật trào cảm xúc !

Mỗi đứa bé nơi đây là mỗi khuôn mặt khác nhau, mỗi hình hài khác nhau nhưng chúng có chung một điều :sống chung trong trại trẻ này-chúng mồ côi cha mẹ. Ở đây những mảnh đời cơ nhỡ, lưu lạc đang được ghép lại. Những mảnh ghép được đan tay của vòng tay xã hội, của cộng đồng nhân sinh.

Không ai chọn nơi cho mình sinh ra-Tôi vẫn thường nghe câu nói ấy!
Một bé Nhàn chỉ ú ớ, một bé Mai có khuôn mặt của bệnh Down, bé còn câm điếc, bé còn có một bàn chân có tật, bàn chân nghiêng vẹo mỗi một cục thịt là ngón chân, bé có đôi bàn tay mà những ngón tay dính liền ..Một bé Duy Anh 6 tuổi mà nhìn ngỡ chỉ lên 2 lên 3. Đứa bé ấy hôm nay đã vui vẻ cười đùa, líu ríu chân các "Má" từ bếp lên phòng. Đứa bé mà ngày nào mới vào Trại cùng đứa em trai nữa nó chỉ thu lu ngồi một chỗ với lời :Sida mà ai chơi với con! Ta nghĩ gì với điều vừa nghe? Phải chăng cũng còn đó quá nhiều sự thiếu hiểu biết, sự kỳ thị của cộng đồng khi xa lánh những đứa trẻ vô tình nhiễm căn bệnh này. Nhìn cái trán bé đã bắt đầu nổi mẫn đỏ đầy \, và lốm đốm trên khuôn mặt bé, nhìn bé ăn đã bắt đầu nghẹn, khó nuốt, và còn được biết bé đã chuyển sang...lao..Tôi thấy chùng lòng quá , biết ngày mai nữa, ngày mai nữa em có còn không???.Đứa em trai may mắn hơn, thằng bé không nhiễm bệnh nhưng mẹ đã mất, ba thì bệnh đã rơi vào giai đoạn cuối ,người bà đã già không thể vừa chăm con vừa chăm cháu ,thôi thì gửi hai anh em vào đây...Có hơn 30 đứa trẻ cở tuổi như thế ở đây.

Ta sẽ thấy cuộc đời em là đâu, tương lai em là đâu với một bé Hải đã lên 10 mà chỉ nằm hoặc ngồi tư thế bò quỳ với đôi mắt đục mờ không thấy, với miệng không răng và bé không nói được, và...cả căn bệnh ấy nữa?! Mỗi lần đến tôi điều dành cho bé thời gian nhiều hơn, đã có lần nhìn cô bảo mẫu đút cháo loãng cho con, lần ấy con bệnh, nhìn con ngoặt ngoẹo hình ảnh xót xa ấy đeo bám theo tôi vào cả giấc ngủ, nó cứ tròng trành, sóng sánh sao mà bất hạnh đến thế, sao mà tận cùng đến thế...

Tôi sẽ cố gắng nhớ hết tên của các bé , những khuôn mặt mà tôi đã bắt đầu hiểu từng bé một.
Có bé gái đã tuổi lên mười, mười một, bé đã một chút lạ lẫm biết mắc cỡ với sự thay đổi của cơ thể, bảo mẫu đã dạy cho em cách mặt áo lá bên trong, thủ thỉ cho em những điều của con gái. Thương một điều trẻ ở đây đa số nhiễm HIV nhiều quá. Hệ lụy của gia đình của xã hội thật quá xót, quá đau...
Những đứa trẻ nhiễm bệnh đều được Trại cho uống thuốc đều đặn. Nhìn các em tôi tự hỏi giá mà với những bệnh tật , với những khiếm khuyết mà các bé mang nếu có bàn tay của Mẹ, của Ba, của người thân nội ngoại chăm sóc , yêu thương vỗ về có lẽ sự bất hạnh cũng được xoa dịu bớt đi phần nào.

Vẫn còn đó ở Trại này các bé sơ sinh. Tôi thảng thốt khi nhìn đứa bé mới 5 ngày tuổi. Đôi con mắt còn nhắm nghiền kia , con khóc đâu vòng tay ấm bầu vú mẹ ?! Con trơ lạnh trong cái nôi bằng inox sáng choang mà lạnh lẽo cùng với bé nữa. Cuộc đời là đâu là đâu với ngày chập chững chào đời đã bị bỏ rơi???...Cho dù các Má ở đây nuôi chăm sóc các bé bằng tất cả yêu thương nhưng thử hỏi gần 30 bé từ vài ngày tuổi đến 10 tháng tuổi ở đây làm sao mà chu đáo hết , làm sao mà tận tình hết?Một cái nôi đung đưa tiếng khóc là tiếng khóc như dây chuyền ,tiếng khóc làm các Má rối lên ...rối lên cuống quít lên. Rồi bé ọc sữa ,rồi bé trở mình rồi bé ốm..Thử hỏi con của mình ở nhà một đứa mà bệnh , hay lười ăn cũng đã thấy lắm lo lắng, lắm cực nhọc rồi. Tôi khâm phục tính chịu thương chịu khó của các "Má" ở đây. Tôi yêu cái giá trị nhân sinh sâu sắc của họ!

Thương lắm những mảnh đời mà số phận đã trớ trêu từ ngày còn thơ dại.
Thương lắm những mảnh ghép cuộc đời này làm bật dậy trong cộng đồng sự sẽ chia nhân ái.
Thương lắm câu ví dầu bật nghẹn ...xót xa!.
Đến với các bé bằng sự san sẽ của bạn bè góp nhặt. "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.." Xin được nối một vòng tay cho em thêm hơi ấm. Cho niềm bất hạnh thiếu vắng tình thương được an ủi . Cho hôm nay dù chỉ mong manh sự sống thì các em cũng được yêu thương ,được chăm sóc và được đón nhận làm người!
(Thanh Bửu)